Hội nghị triển khai chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét các tỉnh biển giới Việt nam – Lào – Campuchia
Vừa qua tại Thành phố PlieKu, tỉnh Gia Lai được sự tài trợ của Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm tiểu vùng sông MêKông giai đoạn 2, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế đã phối hợp cùng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Cô trùng Quy Nhơn tổ chức Hội thảo phòng chống Sốt rét các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia với mục đích chia sẻ, phối hợp giám sát và phòng chống sốt rét trong thời gian tới.
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm YTDP/Trung tâm Phòng chống SR- KST – CT, Ban Quân y bộ đội biên phòng, Trung tâm Y tế một số huyện thuộc 4 tỉnh: Đăk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KomTum tham dự.
Phía nước bạn Lào và Campuchia cũng cử lãnh đạo và chuyên viên các tỉnh, huyện có chung đường biên giới tại các tỉnh: Attapu (Lào); Mondulkiri và Ratarakiri (Campuchia) cùng tham dự.
Toàn cảnh Hội thảo
Trong những năm qua, công tác phòng chống sốt rét ở nước ta nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã đạt được các kết quả đáng kể đó là tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét liên tục giảm qua hàng năm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, sau những năm đạt được thành quả công tác phòng chống sốt rét, đã xây dựng và phát triển các yếu tố phòng chống sốt rét bền vững; nước ta đã chuyển sang chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét trong giai đoạn mới. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030”. Cùng với đó Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4717/QĐ-BYT về “Kế hoạch hành động phòng chống bệnh sốt rét giai đoạn 2015-2020” với mục tiêu chung là “Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống để đến năm 2020 đạt tỷ lệ mắc sốt rét dưới 0,15/1.000 dân, tỷ lệ tử vong do sốt rét dưới 0,02/100.000 dân; có 40 tỉnh được công nhận loại trừ sốt rét, 15 tỉnh trong giai đoạn loại trừ sốt rét và 8 tỉnh trong giai đoạn tiền loại trừ sốt rét”. Tỉnh Đắk Lắk thuộc trong 34 tỉnh triển khai nhằm mục tiêu loại trừ SR đến năm 2020
Để thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giám sát ca bệnh sốt rét một cách chủ động ở các địa phương là yêu cầu cần thiết hiện nay để có biện pháp xử trí phù hợp, kịp thời; không để sốt rét quay trở lại trên địa bàn, đặc biệt là từ mầm bệnh ngoại lai bị nhiễm ở ngoài nước, ngoài tỉnh, ngoài huyện… mang về và lây lan cho cộng đồng người dân ở chung quanh qua trung gian của muỗi truyền bệnh đang có khả năng phục hồi sau khi thu hẹp diện can thiệp bằng hóa chất diệt muỗi hoặc muỗi đã kháng lại với hóa chất diệt muỗi
Đắk Lắk là một trong năm tỉnh Tây Nguyên và cũng là tỉnh trọng điểm sốt rét của cả nước. Diện tích tự nhiên 13.125,37 km2; Dân số trên 1,8 triệu người, gồm 47 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 70%; dân tộc thiểu số chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh;
Điều kiện tự nhiên; Hệ thống đường giao thông; Trình độ dân trí còn thấp; Di dân tự do cao, sinh địa cảnh có nhiều sông, suối,… tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt rét và công tác phòng chống bệnh sốt rét của tỉnh càng gặp nhiều khó khăn;
Hiện tại, tình hình bệnh sốt rét tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay vẫn còn khá cao và diễn biến phức tạp. Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014 của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, tỉnh Đắk Lắk có 158 xã (85,86%) vẫn thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) với 79,39% dân số thuộc vùng SRLH
Qua thu nhận báo cáo từ các tuyến của Trung tâm phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh Đắk Lắk, năm 2015 toàn tỉnh có 1.000 ca sốt rét, trong đó 779 ca có KSTSR (+), tuy nhiên số ca KSTSR ngoại lai được báo cáo chỉ có 90 trường hợp (11,55%). Số liệu trên còn bất bập và chưa phù hợp với một số địa phương: Thành phố Buôn Ma Thuột có tất cả các xã, phường đều thuộc vùng Nguy cơ sốt rét quay lại.
Hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp của tỉnh Đắk Lắk có đường biên giới với nước bạn Campuchia dài khoảng 90 km. Phía Bắc giáp huyện Ea HLeo, phía Đông giáp huyện Cư MGar, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia và phía Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột. Có các đồn biên phòng quân đội Việt Nam đóng quân bảo vệ vùng biên giới. Những năm vừa qua, Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) và tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia) đã phối hợp thực hiện phòng chống sốt rét trong mùa khô 2012-2013 cho nhân dân trên địa bàn các huyện biên giới của hai quốc gia: Ea Súp, Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) và Koah Nheak, Pechanda (tỉnh Mondulkiri, Campuchia) với các biện pháp như: Tổ chức tuyên truyền người dân sử dụng màn khi đi ngủ, Tẩm màn chống muỗi, phun hóa chất tồn lưu có tính chất chống muỗi sốt rét, xét nghiệm phát hiện và sử dụng thuốc đặc trị điều trị dứt điểm cho các bệnh nhân mắc sốt rét lâm sàng để bảo vệ cho gần 100.000 dân ở vùng có nguy cơ bị mắc sốt rét cao hai tỉnh do sự giao lưu thường xuyên trên vùng biên giới. Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ bệnh sốt rét ở vùng biên giới của hai tỉnh đã được khống chế, số ca mắc giảm mạnh qua mỗi năm.
Tại Hội thảo các đại biểu đã được đại diện các tỉnh của cả 2 nước báo cáo về các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc triển khai các biện pháp phòng chống sổ rét trong thời gian qua và đề ra các giải pháp để triển khai thực hiện trong thời gian tới được tốt hơn. Cụ thể:
1. Trao đổi chia sẻ thông tin giữa các nước, cùng nhau hợp tác để giám sát, kiểm soát bệnh sốt rét là hết sức cần thiết.
2. Phối hợp quản lý bệnh nhân sốt rét để chủ động trong điều trị và hạn chế ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.
3. Truyền thông, nâng cao ý thức phòng chống bệnh, đưa nội dung kiểm soát Sốt rét biên giới vào cơ chế
4. Tổ chức Hội nghị sốt rét biên giới nên tổ chức thường niên.
5. Quản lý nhóm dân di biến động, dân giao lưu biên giới
6. Hướng dẫn cho các đồng bào biên giới về cách sử dụng màn tẩm màn hóa chất tồn lưu lâu do Dự án cấp và phải ngủ màn để phòng tránh muỗi đốt có hiệu quả;
7. Khi người dân có các triệu trứng nghi ngờ về bệnh sốt rét hoặc đi về từ vùng sốt rét, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Kết luận Hội thảo PGS.TS. Nguyễn Văn Chương – Viện trưởng Viện Số rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn khẳng định. Tất các các quốc gia trên thế giới đều lo ngại về 3 vấn đề trong phòng chống sốt rét đó là: sốt rét đi rừng ngủ rẫy, sốt rét kháng thuốc và sốt rét đa quốc gia làm cho việc phòng chống gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới để tiến tới loại trừ sốt rét theo chỉ đạo của Chính phủ cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự phối hợp của liên quốc giai có chung đường biên giới nhằm ngăn chặn và đẩy lùi bệnh sốt rét.
Theo