Bệnh viện nỗ lực giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi bệnh hô hấp ở mức cao
Lượng bệnh nhi thăm khám và điều trị các bệnh về hô hấp vẫn ở mức cao, các bệnh viện lo lắng, thực hiện các phương pháp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo tại bệnh viện.
Số bệnh nhân tới thăm khám tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM do mắc như viêm tiểu phế quản, viêm phổi…thời gian gần đây vẫn đang ở mức cao. Đặc biệt là các ngày đầu và cuối tuần lượng bệnh nhân đổ về các bệnh viện rất đông gây ra tình trạng quá tải, các bác sĩ lo lắng xảy ra tình trạng tại viện.
Vài tuần gần đây, số lượng bệnh nhân tới thăm khám và nhập viện và điều trị do mắc các bệnh hô hấp tăng nhanh. Điển hình, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) mỗi ngày tiếp nhận khoảng 300 ca bệnh điều trị bệnh hô hấp. Trong khi đó, khoa chỉ có thể điều trị cho được 150 ca bệnh/ ngày.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), trong 3 tháng gần đây khoảng 50% bệnh nhi tới thăm khám được chẩn đoán mắc các bệnh về hô hấp. Bệnh nhân tăng mạnh khiến các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải.
Các chuyên gia cho rằng với lượng bệnh nhân đông như hiện nay nguy cơ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo rất cao. Theo đó, các bệnh viện cũng đã thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế ca bệnh điều trị nội trú để giảm nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện xuống mức thấp nhất.
TS.BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, khoa đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết tình trạng quá tải. Theo đó, bệnh viện đã tăng cường thêm một số phòng khám để đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân đặc biệt là các bệnh liên quan đến .
Đồng thời, ban hành và thực hiện chặt chẽ các chỉ định về nhập viện, tránh trường hợp nhập viện không cần thiết. Các trường hợp bệnh nhẹ sẽ được điều trị ngoại trú và thăm khám thường xuyên hoặc điều trị nội trú nhờ vào sự hỗ trợ của các khoa khác.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện hiện có 2 khoa hô hấp nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Khoa đã tận dụng tất cả các khoảng trống để có thể điều trị cho bệnh nhân. Lượng bệnh nhi đông không những gây quá tải cho khoa Hô hấp mà cả bệnh viện bị ảnh hưởng. Để “chia lửa” cho khoa Hô hấp, khoa Nội Tổng quát cũng như các khoa khác cũng đã tiến hành tiếp nhận điều trị cho một số bệnh nhi mắc bệnh hô hấp không quá nặng.
Việc hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo tại viện đang là vấn đề được các bác sĩ hết sức quan tâm. BS.CK2 Trần Quỳnh Hương, Trưởng khoa Hô hấp 2, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP,HCM) cho biết: “Chúng tôi phải liên tục kiểm soát số lượng người nhà vào phòng bệnh chăm sóc bệnh nhi. Đồng thời, khoa cũng đã tiến hành dựng các vách ngăn bằng vải để ngăn cách các giường bệnh với nhau. Ngoài ra, khoa cũng liên tục sát khuẩn khu vực phòng bệnh, hành lang đảm bảo quy trình nhiễm khuẩn bệnh viện”.
Bên cạnh đó, để hạn chế trẻ đến nơi đông người ngay cả tại bệnh viện, bệnh viện cũng đã tiến hành sàng lọc bệnh nhi theo yếu tố dịch tễ, triệu chứng…và vào khu khám riêng để tránh lây nhiễm bệnh nhi mắc bệnh bình thường khác.
Các chuyên gia cho rằng, để hạn chế việc lây nhiễm chéo các bệnh lý đường hô hấp thì cần phải cách ly bệnh nhân theo từng khoa phòng, hạn chế lượng bệnh nhân nhập viện.
Trường hợp cho trẻ nhập viện khi chưa cần thiết có thể khiến cho tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị hơn…Theo đó, những trường hợp không có chỉ định nhập viện nên mang khẩu trang, giữ khoảng cách để tránh lây lan cho các đối tượng khác. Đồng thời rửa tay, khử khuẩn thường xuyên.
Tại bệnh viện, các bệnh nhi mắc cùng một loại bệnh với cùng một tác nhân nên được cách ly cùng một phòng, người nhà và bệnh nhi hạn chế di chuyển qua các phòng khác để tránh lây nhiễm chéo. Các trường hợp bệnh nặng cần có hô hấp riêng.
Theo Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nếu theo như tình hình các năm trước, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về hô hấp sẽ giảm khi bước sang tháng 11. Tuy nhiên, tới nay lượng bệnh nhân vẫn còn ở mức cao, vậy nên phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn