Phát hiện ổ dịch Sốt xuất huyết ở xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh
Do nghi ngờ có biểu hiện của Sốt xuất huyết, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh lấy mẫu xét nghiệm hồi cứu và cho kết quả dương tính với sốt xuất huyết dengue.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh huyện Lộc Hà, BS.Trần Xuân Dâng – Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại cuộc họp BCĐ
Theo Bác sĩ Đào Văn Thế – Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lộc Hà cho biết, đến thời điểm này trên địa bàn thôn Nam Sơn xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà đã có 13 trường hợp nghi mắc sốt xuất huyết, trong đó 07 trường hợp cho lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính với Sốt xuất huyết dengue và đang được thep dõi điều trị tại BVĐK huyện Lộc Hà.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh thăm bệnh nhân tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh
Trước tình hình đó, lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và UBND huyện Lộc Hà đã kịp thời xuống tận hiện trường nơi xẩy ra dịch kiểm tra công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế, xuống tận hiện trường ổ dịch và các hộ gia đình có bệnh nhân Sốt xuất huyết thăm hỏi, động viên, đồng thời kiểm tra, giám sát dịch tể gây bệnh.
Hiện tại, lực lượng y tế dự phòng đã có mặt và đang triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng dập dịch. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã cung cấp đủ hóa chất diệt muỗi, máy phun chuyên dụng và chỉ đạo chính quyền, Trạm Y tế xã Thịnh Lộc triển khai phun hóa chất tại các thôn lân cận, có nguy cơ lây lan về dịch sốt xuất huyết. Đồng thời tổ chức triển khai tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân nâng cao nhận thức về phòng chống dịch bệnh. Phối hợp tốt chính quyền địa phương huy động các lực lượng ra quân vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, kịp thời dập dịch, không để lây lan trên diện rộng. Đặc biệt là bảo đảm xử lý triệt để các ổ bọ gậy tại các hộ gia đình, các dụng cụ phế thải, các ổ đọng nước tại khu vực chợ, trường học..
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra tại huyện Lộc Hà
Tại buổi kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết và làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh huyện Lộc Hà, BS.Trần Xuân Dâng – Phó Giám đốc Sở Y tế yêu cầu: Trung tâm Y tế dự phòng huyện phối hợp chặt chẽ với với BVĐK huyện Lộc Hà nắm rõ tình hình dịch bệnh trên đìa bàn để có phương pháp phòng chống; tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống Sốt xuất huyết trên hệ thống truyền thanh cơ sở; tuyên truyền bệnh nhân và người dân không được tự ý mua thuốc điều trị, truyền dịch tại nhà; Trạm y tế phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương ra quân làm vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng bọ gậy, lật úp các phế thải chứa nước, thả cá rô vào các giéng nước, nhất là các giếng nước ít sử dụng; tuyên truyền bà con nhân dân nằm màn kẻ cả ban ngày nhằm khống chế không để dịch bệnh lây lan, đồng thời yêu cầu sự vào cuộc quyết liệt, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đối với công tác phòng phòng chống dịch bệnh, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan và kéo dài, không phát sinh cac bệnh mới.
Lãnh đạo ngành Y tế Hà Tĩnh lo ngại, việc xuất hiện ổ dịch đầu tiên là dấu hiệu cảnh báo dịch có thể bùng phát nếu không kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức vệ sinh của người dân để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, vì sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và ngủ màn phòng muỗi đốt.
Bệnh SXH đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, người dân cần tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
|