An toàn cho trẻ em trong bệnh viện
TRẺ EM TRONG BỆNH VIỆN
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong bệnh viện. Trẻ nhỏ rất dễ nhận quá liều thuốc bởi vì kể cả cân nặng hay sự phát triển cơ thể của trẻ không chấp nhận được liều lượng hay thể tích thuốc bất thường.
Chúng cũng còn quá nhỏ để thông báo cho cha mẹ, người lớn các bất thường xảy ra. Các cha mẹ là người giám hộ tin tưởng nhất đối với con cái khi chúng cần sự giúp đỡ về y tế.
Hầu hết các dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ em đều tuyệt vời. Điều quan trọng là cần chú trọng và chủ động trong quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ.
Khi 1 đứa trẻ nhập viện, đó có thể là 1 trải nghiệm khó quên cho cả trẻ và cha mẹ. Bệnh nhẹ, chấn thương hay bệnh mạn tính của trẻ đều là những thách thức với các bậc cha mẹ.
Các nhân viên y tế được đào tạo đặc biệt về kiến thức nhi khoa rất đáng nể phục và họ thường cố gắng làm cho môi trường bệnh viện trở nên hòa nhã, nhẹ nhàng nhất có thể. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tích cực hợp tác, hiểu và tham gia vào tiến trình điều trị khi trẻ nằm viện.
Lưu ý dành cho các cha mẹ khi có con nằm viện hoặc đang được điều trị ngoại trú:
• Không nên chia sẻ các toa thuốc của người lớn hay của trẻ dưới bất kỳ lý do nào.
• Không dùng lại toa thuốc cũ để trị một tình trạng bệnh lý mới
• Luôn đọc kỹ và đầy đủ các hướng dẫn dùng thuốc, kể cả thuốc không kê toa.
• Khi cho trẻ uống thuốc nước hay xi-ro, chắc chắn bạn không bị nhầm lẫn giữa thìa cà phê hay thìa canh. Liều lượng cho mỗi loại thìa đong khác nhau. Nên cẩn thận dùng cốc/ ly đo lường thuốc khi mà dùng thìa canh hay thìa cà phê thấy thuốc có vẻ giống nhau. Mỗi lần cho trẻ uống thuốc, cần kiểm tra lại nhãn tên chai thuốc xem có ĐÚNG THUỐC – ĐÚNG LIỀU – ĐÙNG ĐƯỜNG DÙNG – ĐÚNG THỜI GIAN và ĐÚNG DÀNH CHO TRẺ. Rất dễ nhầm lẫn giữa 2 trẻ hoặc nhầm lẫn giữa các chai thuốc.
• Không bao giờ để thuốc trong tầm tay của trẻ em dù chỉ là vài giây lơ đễnh. Vì trẻ có thể mở và uống hết lượng thuốc quá liều trong lọ/ chai. Hãy đảm bảo cất giữ thuốc an toàn khỏi tầm với của trẻ.
• Khi ghi toa thuốc cho trẻ, hãy ghi nhớ hướng dẫn của dược sĩ. Nếu bạn đã từng kê loại thuốc này trước đó,đôi khi có những thông tin mới bổ sung mà bạn chưa được biết.
• Mỗi lần bạn nhận được toa thuốc từ bác sĩ, hãy kiểm tra thuốc. Nếu có 1 vài thuốc trông khác hoặc bạn băn khoăn điều gì, hãy hỏi dược sĩ.
• Khi con bạn bị cảm hay cúm, cần tham vấn bác sĩ về việc có thật sự cần dùng kháng sinh hay không. Đối với tình trạng nhiễm siêu vi, kháng sinh không có hiệu quả điều trị . Nhiều bác sĩ cảm thấy áp lực khi cha mẹ trẻ yêu cầu đòi cho kháng sinh. Việc lạm dụng KS sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc.
• Nếu bạn mua thuốc tại phòng mạch bác sĩ, hãy kiểm tra kỹ hạn sử dụng thuốc. Đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng. Nếu không thấy HDSD, hãy nhờ bác sĩ viết ra các hướng dẫn. Nếu không hiểu rõ, hãy hỏi lại bác sĩ hay điều dưỡng cho đến khi chắc chắn bạn hiễu rõ mọi thứ. Bạn có thể tra cứu thêm trên trang web của nhà sản xuất dược để tìm hiểu thông tin về thuốc.
• Trong trường hợp trẻ nhập viện, kiểm tra tính chính xác của các giấy tờ nhập viện. Chắc chắn rằng con bạn được cân nặng, đừng ước lượng hoặc dùng kết quả gần đây. Nhiều loại thuốc được kê toa dựa trên cân nặng.
• Nếu trẻ phải trải qua 1 thủ thuật, hảy hỏi xem thủ thuật đó là gì, thực hiện như thế nào. Hỏi các loại thuốc và phương pháp trị liệu được dùng. Đọc kỹ các bản cam kết đồng ý. Nếu không phải trường hợp, đừng cảm thấy gấp gáp khi đọc các bản cam kết này. Nếu bạn không hiểu các thông tin trong đó, hãy yêu cầu trợ giúp.
• Đối với các phẫu thuật hay thủ thuật có liên quan đến 1 phần cơ thể trẻ nhỏ, hãy xác định chắc chắn với bác sĩ là ĐÚNG VỊ TRÍ, ĐÚNG BÊN và nhắc lại với các thành viên chăm sóc có liên quan. Tổ chức JCI quy định các bệnh viện đạt chuẩn JCI phải ĐÁNH DẤU VỊ TRÍ phẫu thuật hay thủ thuật đúng bên, đúng vị trí. Cẩn trọng xác định lại đúng vị trí với bác sĩ và điều dưỡng trước khi thực hiện tiến trình.
Trích quyển sách rất hay về ATNB “The Patient’s Guide to Preventing Medical Errors”.
LONG TRẦN lược dịch