Kiến thức, nhận thức và thực hành về tổn thương do kim tiêm và cách phòng ngừa ở nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Ấn Độ
📊Kiến thức, nhận thức và thực hành về tổn thương do kim tiêm và cách phòng ngừa ở nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Ấn Độ
Tác giả D Anandadurai và cộng sự.[2024]
🪻Tóm tắt
Tổn thương do vật sắc nhọn và các vật khác như kim tiêm và kim luồn tĩnh mạch là những mối nguy hiểm nghề nghiệp quan trọng đối với nhân viên y tế (NVYT – HCW).
Ngăn ngừa tai nạn này là cách hiệu quả nhất để bảo vệ NVYT và đòi hỏi kiến thức và nhận thức tốt liên quan đến thực hành hàng ngày.
Vì vậy, các tác giả đã thực hiện một nghiên cứu mô tả cắt ngang với sự tham gia của các nhân viên y tế tại một bệnh viện để tìm hiểu mức độ kiến thức, nhận thức và thực hành liên quan đến tổn thương do kim đâm và cách phòng ngừa.
🍀Phương pháp:
Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại một bệnh viện hạng 3 ở miền nam Ấn Độ.
400 nhân viên y tế (bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên và nhân viên dọn phòng) có hơn một năm kinh nghiệm được chọn ngẫu nhiên.
Một bảng câu hỏi bán cấu trúc, ẩn danh, tự báo cáo đã được thực hiện.
Kết quả được biểu thị bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất và tỷ lệ phần trăm.
📝Kết quả
📌Trong số 400 người được hỏi, 89% có kiến thức tốt về thực hành xử lý chất thải rắn y tế đúng cách.
📌44% người tham gia nghĩ sai lệch rằng việc đậy nắp kim tiêm lại được khuyến cáo là ngăn ngừa chấn thương do kim đâm (NSI), và ⚠️30,5% đã thực hành việc đó, trong đó đa số là bác sĩ.
📌(79,8%) biết rằng HIV, Viêm gan B & C là những mầm bệnh lây truyền qua đường máu mà NVYT thường tiếp xúc nhiều nhất qua vết thương do kim đâm (NSI).
📌chỉ có 49% biết rằng Viêm gan B có nguy cơ lây truyền cao nhất sau khi bị kim tiêm chích.
📌75% biết đúng liều lượng vắc xin viêm gan B.
📌Hầu hết nhân viên y tế (89,5%) cho biết đã biết về quy trình và hướng dẫn cần tuân thủ sau khi bị kim đâm và 96% cảm thấy rằng họ sẽ báo NSI ngay lập tức.
📌Nhận thức về phòng ngừa viêm gan C tương đối kém, chỉ 47% có kiến thức về việc không có vắc xin viêm gan C
📌và 46% về việc không có sẵn thuốc dự phòng sau phơi nhiễm đối với viêm gan C.
🚩Trong số các nhân viên y tế, 61% lo lắng về việc bị kim đâm nhưng 56,5% cảm thấy an toàn cá nhân của họ chỉ là thứ yếu so với việc chăm sóc bệnh nhân.
🚩91,3% cho rằng có thể phòng ngừa được vết thương do kim tiêm.
📌Hầu hết những người tham gia (93,5%) đảm bảo rằng những người xung quanh họ sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi xử lý kim/vật sắc nhọn.
📌88%, sử dụng hộp đựng được chỉ định để xử lý các vật sắc nhọn, trong khi chỉ có 53% số người được hỏi sử dụng máy cắt kim.
📌85% NVYT đã tham gia các chương trình đào tạo cụ thể về cách sử dụng các thiết bị/vật sắc nhọn an toàn trong khoảng thời gian một năm trước đó
📌và 72,8% đã hoàn thành tiêm chủng ngừa Viêm gan B.
🍁Kết luận
📌Kiến thức, nhận thức về tai nạn do kim tiêm và cách phòng ngừa còn chắp vá và chưa đầy đủ các bộ phận khác nhau của nhân viên y tế.
📌Nhận thức về tổn thương do kim đâm và cách phòng ngừa cho thấy thái độ tích cực nói chung.
📌Các biện pháp thực hành liên quan đến tổn thương do kim đâm và cách phòng ngừa có vẻ khá tốt ngoại trừ khi liên quan đến việc đóng nắp lại và chờ xử lý cho đến khi kết thúc quy trình.
📌Các buổi đào tạo cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với các nhóm người tham gia cụ thể và không thể tuân theo triết lý ‘một kích thước phù hợp cho tất cả’.
Tham khảo
Anandadurai, D., Praisie, R., Venkateshvaran, S., Nelson, S. B., & Thulasiram, M. (2024). Awareness, Perception, and Practice Regarding Needle-Stick Injury and Its Prevention Among Healthcare Workers in a Tertiary Care Hospital in Southern India. Cureus, 16(3), e55820. https://doi.org/10.7759/cureus.55820