Điều dưỡng ở Trung tâm Hồi sức tích cực: Bón ăn cho bệnh nhân COVID-19 nặng 7 bữa/ngày, tắm gội cũng phải đúng giờ
Những ngày này, khi những con phố, ngõ hẻm ở TP Hồ Chí Minh đều trở nên vắng vẻ bởi dịch COVID-19 thì bên trong những bệnh viện dã chiến, các Trung tâm Hồi sức tích cực, các y, bác sĩ lại hối hả, “căn” từng giây để giành giật sự sống cho bệnh nhân. là một điển hình.
Ngày 10/9, trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, anh Lê Văn Sáng – Điều dưỡng Trưởng tại Trung tâm cho biết: “Công tác chăm sóc bệnh nhân rất quan trọng, bao gồm cả chăm sóc thể chất và tinh thần. Để người bệnh COVID-19 phục hồi tốt, từ khi thành lập, bệnh viện đã xây dựng một quy trình chăm sóc toàn diện bệnh nhân như vấn đề ăn uống, làm sạch thân thể như vệ sinh, tắm rửa, gội đầu và phục hồi chức năng”.
Theo anh Lê Văn Sáng, thứ nhất, với bệnh nhân thể nặng, phải thở máy thì cứ mỗi ngày 2 lần, điều dưỡng sẽ cho bệnh nhân gội đầu, vệ sinh răng miệng, lau rửa người. Khi được vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân không những được thoải mái, mà còn giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Thứ hai là vấn đề dinh dưỡng, bệnh không chỉ được cho ăn 3 bữa chính/ngày và 3 bữa phụ xen kẽ, mà bệnh nhân nặng cần đảm bảo dinh dưỡng phải thêm suất ăn lúc 20h đêm để bổ sung năng lượng. Các khẩu phần ăn đều đảm bảo lượng calo đạt chuẩn theo tình trạng từng bệnh nhân có chế độ ăn đặc biệt.
Thứ ba là vấn đề phục hồi chức năng, “Chúng tôi chú ý đến phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Bởi việc tập luyện không chỉ giúp các bệnh nhân phục hồi chức năng phổi, thông khí phổi mà các cơ, khớp cũng được vận động, hạn chế chuyển biến từ nhẹ sang nặng. Do đó, cứ từ 8h sáng đến 11h và chiều từ 13h30 đến 17h, các bệnh nhân được thực hành vận động ngay tại giường. Những bệnh nhân đeo máy thở mà có chuyển biến tốt hơn thì có thể đứng tập ngay đầu giường”, anh Sáng cho hay.
Theo anh Sáng, để đảm bảo cho người bệnh phục hồi tốt bộ phận điều dưỡng làm việc đến 200% công suất, công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo lượng không khí cũng rất được chú trọng.
Anh Sáng nhấn mạnh: “Một vấn đề rất quan trọng với người bệnh là tất cả bệnh nhân nhập viện đều không có thân nhân, hoặc thân nhân bên cạnh cũng là bệnh nhân COVID-19. Cho nên, chúng tôi phải kiêm luôn việc làm công tác tư tưởng, liên hệ trực tiếp cho người nhà để thông báo tình hình bệnh nhân hàng ngày, tạo cho người bệnh cảm giác họ có thể vào đây một mình nhưng an tâm là đã có bác sĩ bên cạnh”./.
Nguôn
Hành trình vượt qua cơn bạo bệnh của các bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ chẳng ai giống ai vì mỗi người có một sức khỏe và thể trạng khác nhau, nhưng vượt lên trên nỗi đau của bệnh tật là sự sẻ chia, là tình yêu thương của các thầy thuốc đối với người bệnh.
Hiện nay, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc BV TƯ Huế tại TP Hồ Chí Minh đang điều trị tích cực cho hơn 300 bệnh nhân COVID-19, đều là những bệnh nhân nặng được chuyển đến từ các cơ sở y tế tuyến dưới. Với 3 khu điều trị (hồi sức tích cực, thoát hồi sức và khu bệnh nhẹ, đủ điều kiện ra viện) và nguồn nhân lực hỗ trợ là Bệnh viện Việt Nam – Cuba Đồng Hới, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quy Hòa, các y, bác sĩ nơi đây tin tưởng, sự đồng lòng của người bệnh, ngày trở về của bệnh nhân và ngày chiến thắng đại dịch COVID-19 sẽ không còn xa.