Gần 63.000 ca COVID-19 khỏi bệnh, nâng tổng số F0 tại Việt Nam đã khỏi lên hơn 1,9 triệu
Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca COVID-19 khỏi bệnh của ngày 25/1 là 62.889 trường hợp; cao gần gấp đôi ngày 24/1, cao gấp 15 lần so với ngày 23/1.
Liên quan đến công tác , trong thời gian qua Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng điều trị người bệnh COVID-19 như liên tục cập nhật các phác đồ điều trị; Đưa vào sử dụng nhiều thuốc mới, thuốc kháng thể đơn dòng, kháng thể kép, thuốc kháng virus… trong phác đồ điều trị, lập các Trung tâm hồi sức COVID-19 người bệnh COVID-19, đưa chuyên gia, bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới hỗ trợ công tác điều trị.
Ngày 23/1, một đoàn y bác sĩ của Bệnh viện Nhi TW đã tiếp tục tăng cường vào Trung tâm hồi sức COVID-19 tỉnh Vĩnh Long. Đội ngũ này cùng với để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân nặng.
Ngoài ra, tại các Trung tâm hồi sức, cơ sở điều trị COVID-19 khác, lực lượng y bác sĩ đang căng mình điều trị, cứu chữa bệnh nhân.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu trong phân tầng điều trị cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tầng để không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi chưa cần thiết, nhưng cũng tránh tình trạng chủ quan, khiến bệnh nhân chuyển đến tầng 3 muộn.
Các cơ sở thu dung, điều trị phân loại nguy cơ người bệnh ngay từ khi nhập viện, đánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho theo dõi, chăm sóc, điều trị…
Đối với công tác điều trị F0 trong cộng đồng, tại nhà, Bộ Y tế đẩy mạnh và liên tục mở rộng Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ. Theo đó, đến nay đã có hơn 450.000 liều thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế phân bổ cho 53 địa phương trong Chương trình thí điểm này.
Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị các địa phương yêu cầu trạm y tế lập danh sách các trường hợp F0 cách ly, điều trị tại nhà và phân chia theo các nhóm nguy cơ để quản lý; theo dõi chặt chỉ số SpO2 để đánh giá trường hợp tăng nặng và chuyển tuyến kịp thời.
Cùng đó, Bộ Y tế liên tục yêu cầu các địa phương đẩy mạnh thực hiện chiến dịch “bảo vệ đối tượng nguy cơ”, rà soát, tổ chức tiêm vét, tiêm tại nhà vaccine phòng COVID-19 các trường hợp chưa tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, chưa tiêm đủ liều, đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền… hạn chế, khó khăn về đi lại để tiêm vét.
Tại TP HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) ngày 24/1 .
Theo HCDC, hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại vẫn đang tiếp tục diễn ra ở 22 quận huyện và TP Thủ Đức. Những người dân chưa tiêm liều bổ sung và nhắc lại chỉ cần đến trực tiếp điểm tiêm và đăng ký, dù không có tên trong danh sách tiêm chủng vẫn được tiếp nhận.
TP HCM là địa phương đầu tiên cả nước triển khai tiêm mũi 3, từ ngày 10/12/2020. Đến nay, thành phố đã triển khai tiêm hơn 19,8 triệu mũi tiêm, trong đó 4,42 triệu mũi 3 (gồm hơn 620.000 mũi bổ sung và gần 3,8 triệu mũi nhắc lại).
Sở Y tế TP HCM tiếp tục nhấn mạnh vaccine là giải pháp bảo vệ tốt nhất chống lại diễn tiến nặng của bệnh và giảm tử vong do các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 đang lưu hành, trong đó có Omicron.
Tiêm đủ liều vaccine cho dù đã bị nhiễm COVID-19 hay chưa là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể không bị bệnh nặng, không phải nhập viện và giảm nguy cơ tử vong.
Hà Nội vừa có yêu cầu rà soát, thống kê, lập phương án các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng, người từ chối tiêm trên địa bàn, tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động, thực hiện chiến dịch cao điểm tiêm chủng xuyên Tết Nguyên đán từ ngày 1-28/2.
Lãnh đạo Hà Nội cũng yêu cầu đẩy mạnh truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng dịp Tết Nguyên đán, tiếp tục rà soát người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn