Kháng sinh trong danh mục thuốc thiết yếu năm 2017 của Tổ chức Y tế Thế giới
Theo:
Danh mục Thuốc thiết yếu của Tổ chức y tế thế giới WHO được cập nhật mỗi hai năm một lần. Danh mục mới lần này cộng thêm 30 thuốc cho người lớn và 25 cho trẻ em, ngoài ra còn điều chỉnh hướng sử dụng mới cho 9 sản phẩm. Đến nay, có tổng cộng 433 thuốc được xem là thuốc thiết yếu đối với nhu cầu của công chúng.
Thay đổi lớn nhất lần này nằm ở chương mục các kháng sinh (KS) với lịch sử 40 năm tồn tại danh mục; đó là việc thiết lập ba thể loại – access, watch & reserve – nhằm hướng dẫn quyết định lựa chọn khi cần sử dụng đến thuốc KS.
“Access” (tạm dịch là tiếp cận) là những loại thuốc có tiềm năng kháng thuốc khá thấp và dễ có được (tiếp cận) mọi lúc; bao gồm những thuốc như amoxicillin.
“Watch” (tạm dịch là KS chờ) là những KS lựa chọn hàng hai chỉ nên dùng ở một số ít trường hợp bệnh nhiễm khuẩn (NK); ví dụ như ciprofloxacin trong điều trị viêm bàng quang không biến chứng và viêm đường hô hấp trên.
“Reserve” (tạm dịch là dự trữ) là nhóm thuốc để dành sử dụng ở “phương sách cuối cùng”, như là colistin và vài loại cephalosporins thế hệ mới, chỉ nên dùng trong những hợp bệnh nhiễm tối nguy hiểm do các loại vi khuẩn đa kháng thuốc.
Cách phân loại này nhằm mục đích cải thiện dự hậu lâm sàng, giảm vi khuẩn (VK) kháng thuốc trội lên và đảm bảo cho những KS “phương sách cuối cùng” có hiệu quả trong khi những KS khác thất bại.
Chương 6.2 bảng tóm tắt báo cáo của Hội đồng các chuyên gia WHO lần thứ 21 về Lựa chọn và sử dụng thuốc thiết yếu là chương về KS. Sau đây là phần lược dịch Chương 6.2 này để chúng ta hiểu rõ về cách phân nhóm mới này của WHO
Chương 6 của Danh mục Thuốc thiết yếu (Essential Medicines List: EML) nói về các thuốc chống vi khuẩn. Các chương phụ trong Chương 6 chuyên về bệnh đặc hiệu, ví dụ như các loại thuốc kháng lao, HIV, viêm gan và sốt rét, thường xuyên được cập nhật và đưa vào các hướng dẫn điều trị của WHO. Tuy nhiên, các thuốc kháng sinh trong tiểu mục 6.2.1 (thuốc KS beta-lactam) và 6.2.2 (KS khác) không được xem xét cập nhật thường xuyên như trên và chỉ đến 2017 mới là trọng tâm xem xét lại toàn diện. Điều này là nhắm vào Mục tiêu số 4 của Kế hoạch hành động toàn cầu về kháng thuốc KS của WHO để “tối ưu hóa việc sử dụng thuốc KS trên sức khỏe của người và ở súc vật”. Hội đồng các chuyên gia thống nhất chỉ đề cập đến việc điều trị các hội chứng NK thường gặp, mắc phải tại cộng đồng và loại bớt những NK hiếm gặp và NK mắc phải tại bệnh viện. Sau đó, Hội đồng chỉ ra những lựa chọn điều trị theo kinh nghiệm của những NK thường gặp, mắc phải tại cộng đồng có thể áp dụng rộng rãi ở đa số các quốc gia, với nguyên tắc ưu tiên hàng đầu là tiết kiệm chi phí. Những lựa chọn thay thế trong trường hợp bị dị ứng với thuốc chính không được nói đến. Hội đồng khuyến nghị lựa chọn KS hàng đầu và hàng hai (thay thế) cho mỗi chứng bệnh. KS lựa chọn hàng đầu và hàng hai đều được đưa vào Danh mục mẫu với các chỉ định đặc hiệu. Hội đồng chuyên gia cũng đề nghị phân nhóm các KS thành ba nhóm: nhóm ACCESS, WATCH & RESERVE. Hội đồng đặc biệt lưu ý rằng cơ sở bằng chứng của khuyến cáo xếp loại các KS đặc hiệu là thứ yếu và Danh mục sẽ còn phải được xem xét cập nhật về sau khi mà bằng chứng mới được nhận diện. Rõ ràng là ta cũng thấy rằng các quy ước chung của Access, Watch & Reserve có thể áp dụng cho rất nhiều chất kháng khuẩn khác, bao gồm kháng lao, kháng sốt rét, kháng vi rút, kháng nấm và các thuốc khác.
Các nhóm được mô tả và định nghĩa chi tiết như sau đây:
NHÓM ACCESS (TIẾP CẬN)
Nhóm này bao gồm những KS được khuyến cáo sử dụng theo kinh nghiệm, như là lựa chọn hàng đầu hoặc hàng hai trong điều trị những hội chứng NK thường gặp và được liệt kê trong danh mục thuốc (DMT) cho người lớn và trẻ em (EML/EMLc= Essential Medicines List/Essential Medicines List for Children) với các hội chứng cần dùng đến KS này. Thuốc phải dễ dàng được tiếp cận, với một chi phí phù hợp, với chế phẩm thích hợp và chất lượng đảm bảo. Lựa chọn hàng đầu thường là những thuốc có phổ hẹp với tỷ lệ lợi/hại lớn và ít có khả năng kháng thuốc, trong khi đó lựa chọn hàng hai thường là những KS có phổ rộng hơn với tiềm năng gây kháng thuốc cao hơn hoặc có tỷ lệ lợi/hại ít sẽ thuận lợi hơn.
Khi mà những KS trong nhóm ACCESS được khuyên dùng chỉ trong những trường hợp chỉ định hạn chế và có thể có khả năng gây kháng thuốc, thì chúng có thể được xếp vào trong nhóm WATCH. Sử dụng chúng nên hạn chế và được theo dõi sát.
Access group antibiotics (Nhóm KS tiếp cận) |
|||
6.2.1 Beta-lactam |
6.2.2 Kháng sinh khác |
||
amoxicillin |
cefotaxime* |
amikacin |
gentamicin |
amoxicillin + clavulanic acid |
ceftriaxone* |
azithromycin* |
metronidazole |
ampicillin |
cloxacillin |
chloramphenicol |
nitrofurantoin |
benzathine benzylpenicillin |
phenoxymethylpenicillin |
ciprofloxacin* |
spectinomycin (NL) |
benzylpenicillin |
piperacillin + tazobactam* |
clarithromycin* |
sulfamethoxazole + trimethoprim |
cefalexin |
procaine benzyl penicillin |
clindamycin |
vancomycin (uống)* |
cefazolin |
meropenem* |
doxycycline |
vancomycin (tĩnh mạch)* |
cefixime* |
|
|
|
Ghi chú:
– NL: Chỉ dành cho người lớn;
– Chữ nghiêng: Danh mục bổ sung;
– *: Nhóm KS chờ (Watch group antibiotics ) có trong DMT người lớn và trẻ em chỉ định hạn chế và đặc hiệu.
NHÓM WATCH (KS CHỜ)
Nhóm này bao gồm những lớp KS thường được xem là có tiềm năng gây kháng thuốc cao hơn và cũng vẫn còn được khuyến cáo lựa chọn điều trị hàng đầu hoặc hàng hai nhưng chỉ với một số ít chỉ định. Những loại thuốc này nên được ưu tiên xem xét đưa vào mục tiêu hành động và theo dõi giám sát của Chương trình quản lý sử dụng KS cấp quốc gia và tại cơ sở điều trị. Nhóm này bao gồm các thuốc ưu tiên cấp cao nhất trong danh mục các thuốc KS tối quan trọng ở người (CIA: Critically Important Antimicrobials for Human Medicine – http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/251715/1/9789241511469-eng.pdf?ua=1 4). Danh mục CIA sắp xếp các KS theo tầm quan trọng đối với y học ở người và có thể được dùng xây dựng những chiến lược tầm soát nguy cơ trong sử dụng KS ở súc vật lấy thịt làm thực phẩm.
7 lớp KS được nhận diện trong nhóm này. Như đã nêu trên, phải có đầy đủ hệ thống giám sát theo dõi tại chỗ để đảm bảo việc sử dụng chúng khớp với những chỉ định được khuyến cáo.
Watch group antibiotics (Nhóm KS chờ) |
Quinolones & fluoroquinolones vd: ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, norfloxacin |
Cephalosporins thế hệ 3 (có hay không có ức chế beta-lactamase) vd: cefixime, ceftriaxone, cefotaxime, ceftazidime |
Macrolides vd: azithromycin, clarithromycin, erythromycin |
Glycopeptides vd: teicoplanin, vancomycin |
penicillins kháng pseudomonas với ức chế beta-lactamase vd: piperacillin + tazobactam |
Carbapenems vd: meropenem, imipenem |
Penems vd: faropenem |
NHÓM RESERVE (NHÓM DỰ TRỮ)
Nhóm này bao gồm các KS được dùng trong lựa chọn điều trị theo “phương sách cuối cùng”, hoặc chỉ dùng cho những người bệnh đặc biệt nhất và ở những cơ sở điều trị đặc hiệu, và khi mà các thuốc thay thế khác không có sẵn hoặc đã thất bại điều trị (ví dụ: những NK rất nặng do các VK đa kháng thuốc). Những thuốc này nên được bảo hộ và ưu tiên làm mục tiêu của chương trình quản lý KS cao nhất cấp quốc gia và cấp quốc tế bao gồm việc theo dõi sát và báo cáo việc sử dụng, để giữ hiệu quả của thuốc lâu dài. Tám loại thuốc đưa xếp vào nhóm này.
Reserve group (‘last-resort’) antibiotics (Nhóm KS dự trữ) |
|
Aztreonam |
Fosfomycin (IV) |
4th generation cephalosporins vd: cefepime |
Oxazolidinones vd: linezolid |
5th generation cephalosporins vd: ceftaroline |
Tigecycline |
Polymyxins vd: polymyxin B, colistin |
Daptomycin |